-------oOo Nội dung oOo-------
A. Getting started
1. Visual Novel là gì?
Visual Novel (ビジュアルノベル, bijuaru noberu) là từ dùng để chỉ những game nhập vai dùng text để điều khiển nhân vật với những hình minh họa tĩnh, thường là theo phong cách Anime-Manga.
Ở Nhật còn có 1 sự phân biệt giữa những Visual Novel game ( nói tắt là NVL ) và adventure game ( nói tắt là AVG hay ADV ) đó là: sự khác biệt cơ bản chính là phần text, text trong Visual Novel game thì phủ ở trên hình minh họa và text trong adventure thì nằm chật hẹp ở dưới màn hình. Trong Tiếng Anh thì sự phân biệt này thường bị mất đi.
Game Visual Novel và ADV khá là phổ biến ở Nhật, nơi mà chúng chiếm gần 70% số game được sản xuất. rất hiếm có những game nào được sản xuất trên hệ máy console, nhưng một vài game phổ biến cũng được làm trên những hệ máy như Sega Dreamcast và Play Station 2. tuy nhiên, thị trường Visual Novels ở ngoài Nhật Bản thì lại rất ít.
Theo Wikipedia
Ở Nhật còn có 1 sự phân biệt giữa những Visual Novel game ( nói tắt là NVL ) và adventure game ( nói tắt là AVG hay ADV ) đó là: sự khác biệt cơ bản chính là phần text, text trong Visual Novel game thì phủ ở trên hình minh họa và text trong adventure thì nằm chật hẹp ở dưới màn hình. Trong Tiếng Anh thì sự phân biệt này thường bị mất đi.
Game Visual Novel và ADV khá là phổ biến ở Nhật, nơi mà chúng chiếm gần 70% số game được sản xuất. rất hiếm có những game nào được sản xuất trên hệ máy console, nhưng một vài game phổ biến cũng được làm trên những hệ máy như Sega Dreamcast và Play Station 2. tuy nhiên, thị trường Visual Novels ở ngoài Nhật Bản thì lại rất ít.
Theo Wikipedia
.................*silent*...............................
Err, người viết có chém gió hơi nhiều mong mọi người thứ lỗi :24:. Ngắn gọn VN là kiểu game đọc text, giống hệt như đang đọc một cuốn tiểu thuyết nhưng được hỗ trợ thêm về hình ảnh và âm thanh, đôi khi thêm các mini game hay có gameplay đặc trưng. Phần lớn VN hiện nay có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản nên cần có một số yêu cầu về ngoại ngữ để chơi VN, không nhất thiết cần biết tiếng Nhật (Japanese - J) nhưng tiếng Anh (English - E) là bắt buộc. Và do chứa rất nhiều text và text nên chống chỉ định cho những ai lười đọc, kiên nhẫn kém.
2. Để đọc VN cần chuẩn bị những gì?
Một cái PC hay PSP, NDS,... tùy trình độ tiếng Nhật của người đọc dân chơi cỡ nào. Do đến 95% VN hiện tại đều là J nên có hai lựa chọn, một là xách cặp đi học J độ 2-3 năm xong quay lại hay đơn giản hơn là dùng Atlas, một chương trình dịch J -] E. May mắn thay cấu trúc Grammar của E và J có phần nào giống nhau nên việc dịch qua Atlas giữ lại được ý nghĩa câu. Atlas chỉ chạy trên PC nên việc chơi VN trên hệ console là bất khả thi trừ khi đọc thông tiếng J.
3. "Như đã nói thì hầu hết VN đều là tiếng Nhật, tại sao tớ vẫn thấy một số VN có tiếng Anh, thậm chí tiếng Việt mà phong cách vẽ như anime-manga?"
Đó chính là những VN có gốc tiếng J được translate sang E. Việc translate được thực hiện theo hai con đường: do một công ti dịch sang để bán sang thị trường phương Tây; hay do một nhóm fan-trans tự dịch game theo sở thích của họ. Xin nhấn mạnh rằng việc translate khá lằng nhằng và tùy hứng người trans (đối với fan-trans) nên việc dịch hoàn chỉnh một VN thường tốn ]1 năm, trừ phi may lắm có anh nào lên phởn mode đú hết trong 6 tháng, vì vậy nếu định chờ patch E thì cần có sự kiên nhẫn cao độ.
Đối với những VN có tiếng Việt (Vietnamese - V), phần lớn chúng đều là các project được thực hiện tại box này.
Đó chính là những VN có gốc tiếng J được translate sang E. Việc translate được thực hiện theo hai con đường: do một công ti dịch sang để bán sang thị trường phương Tây; hay do một nhóm fan-trans tự dịch game theo sở thích của họ. Xin nhấn mạnh rằng việc translate khá lằng nhằng và tùy hứng người trans (đối với fan-trans) nên việc dịch hoàn chỉnh một VN thường tốn ]1 năm, trừ phi may lắm có anh nào lên phởn mode đú hết trong 6 tháng, vì vậy nếu định chờ patch E thì cần có sự kiên nhẫn cao độ.
Đối với những VN có tiếng Việt (Vietnamese - V), phần lớn chúng đều là các project được thực hiện tại box này.
4. Tại sao lại chọn đọc Visual Novel?
Thường do 3 lí do chính và 1 lí do phụ:
B. Gameplay
- Máy có cấu hình yếu. Phần lớn VN chỉ có việc đọc text nên yêu cầu về RAM và graphic card không cao, ngoại trừ các VN có gameplay sẽ yêu cầu cao hơn nhưng nhìn chung vẫn kham được với một chiếc máy tính tầm trung.
- Cơ hội thử một phần không thể thiếu của nền văn hóa manga-anime Nhật Bản. Nếu đã phát chán với việc chờ 1 tháng/chap manga hay 1 tuần/ep anime, VN cho phép người chơi chạy một lèo từ đầu đến cuối không cần chờ đợi.
- Mỗi tháng có hàng tá game để lựa chọn. Không giống như các thể loại game bình thường như StarCraft II hay Assassin Creed..., việc sản xuất VN thường hoàn thành trong 6-8 tháng nên luôn luôn có ít nhất 20 VN phát hành mỗi tháng, dễ dàng tìm kiếm VN hợp sở thích.
- Lí do cá nhân (phụ): Tăng cường trình độ E, Im not kidding :24:. Việc đọc VN sử dụng Atlas giúp ích rất nhiều cho khả năng Reading. Do Atlas dịch không hoàn toàn rõ nghĩa toàn bộ câu văn, nhiều khi chúng ta phải dùng niềm tin để đoán nội dung cả đoạn văn nên dần dà sẽ luyện được khả năng tóm tắt nhanh văn bản, khá tiện cho việc đọc hiểu. Ngoài ra dùng Atlas cũng giúp ích cho học từ do từ mới xuất hiện trong lúc đọc khá nhiều :24:.
B. Gameplay
Như đã giới thiệu, việc chơi VN gần giống như đọc một cuốn tiểu thuyết với công việc chính là click chuột để chạy text (giống như việc lật giở trang sách). Câu chuyện được kể qua góc nhìn thứ nhất của nhân vật chính (Protagonist) về sinh hoạt hàng ngày của anh/cô ấy, các hành động và đối thoại của protagonist với các nữ nhân vật chính (Heroine), các suy nghĩ... Thỉnh thoảng game chuyển góc nhìn qua nhân vật khác, có thể là các heroine hay nhân vật phụ nhằm đưa ra góc nhìn khác của câu chuyện hay miêu tả suy nghĩ nội tâm.
Khi câu chuyện tiến đến đoạn cao trào, game sẽ chuyển cảnh sang những tấm event CG. Event CG được các họa sĩ chăm chút rất tỉ mỉ so với các đoạn thông thường, có thể miêu tả một trân đánh, một khung cảnh lãng mạn, một tình huống hài hước,... Đây chính là mục tiêu chính của người đọc VN, tìm cách unlock tất cả các event CG. Sau khi hoàn thành game một lần sẽ unlock được option cho phép xem lại tất cả những event CG này cùng với các bản soundtrack sử dụng trong game, wallpaper,...
Đa số các VN đều có một mạch truyện chính làm xương sống, từ đó chia sang các mạch truyện nhỏ (Route). Mỗi route sẽ xoay quanh một heroine chủ đạo và dẫn đến các kết cục khác nhau (Ending). Để tìm được con đường của mình, VN cung cấp cho người chơi các lựa chọn (Choice) theo kiểu trắc nghiệm chọn một đáp án hay chọn các vị trí trên bản đồ. Các choice này gồm hai loại: Một là tăng điểm affection cho heroine ưa thích, heroine nào có điểm affection cao nhất sẽ vào route heroine đó; hai là lựa chọn mang ý nghĩa quyết định có thể tiễn protagonist hay heroine đến ngõ cụt hay đường chết (Bad End, Dead End). Vì vậy cần cân nhắc và save trước khi lựa chọn. Thường thì VN có lượng choice tương đối nên số save point cung cấp cũng tương ứng, tầm 50 save point.
Khi đã vào được route của heroine riêng biệt, câu chuyện sẽ trở nên tập trung hơn vào mối quan hệ lãng mạn giữa cô ấy và protagonist. Và lẽ dĩ nhiên, khi tình cảm thăng hoa thì chuyển sang tình d... *cough*.
Phần trên là toàn bộ gameplay cơ bản của VN. Từ chuyên ngành Heroine được áp dụng cho loại bishoujo game, đối với otome game hay yaoi game sẽ có thay đổi nhưng concept chung là như vậy. Cá biệt những game có gameplay đặc biệt kiểu scroll shooting, turn base strategy hay card game,... thì mỗi game sẽ có hướng dẫn cụ thể.riêng.
Phần trên là toàn bộ gameplay cơ bản của VN. Từ chuyên ngành Heroine được áp dụng cho loại bishoujo game, đối với otome game hay yaoi game sẽ có thay đổi nhưng concept chung là như vậy. Cá biệt những game có gameplay đặc biệt kiểu scroll shooting, turn base strategy hay card game,... thì mỗi game sẽ có hướng dẫn cụ thể.riêng.
C. Troubleshooting
Do mục đích chính của topic là xử lí những câu hỏi về lỗi game thường gặp nên sẽ có riêng một phần về Troubleshooting. Các vấn đề thường gặp khi chơi VN được chia làm hai loại chính là lỗi cài đặt và lỗi khởi động.
1. Lỗi cài đặt:
1. Lỗi cài đặt:
Gồm 2 loại là lỗi font và serial code:
- Lỗi font:
Là lỗi cơ bản thường gặp nhất và thường được hỏi đi hỏi lại nhiều nhất. Nếu trong quá trình cài đặt hay chơi game, bạn gặp bất cứ một thông báo hay hộp thoại nào có kiểu chữ không thể đọc nổi như sau
hay:
thì tức là bạn đã bị lỗi Font.
Đừng bảo rằng "Tôi cài vẫn bình thường, đến lúc chơi mới bị lỗi, chắc là lỗi khác". Điều đó là sai lầm. Vì với hầu hết visual novel, nó đã hiện ra cái font quái gở như vậy thì trước sau cũng bị lỗi, không lỗi này thì lỗi khác, và các kiểu báo lỗi cũng rất đa dạng, dù chỉ khởi nên từ một nguyên nhân.
Nguyên nhân là do hầu hết Visual Novel đều không hỗ trợ mã Unicode nên bạn phải chỉnh lại trong control panel để giúp máy hiểu được các chương trình này. Tất nhiên, ngay cả các game có patch E vẫn yêu cầu có font J để cài đặt. (đừng hỏi tại sao đã là E mà vẫn phải cài font JAP nhé)
Xử lí như sau:- Xử lí như sau:Windows XP
[tr]Nguyên văn bởi QuacK Quack
I- Cài đặt font tiếng Nhật
Yêu cầu bước này: Bỏ đĩa XP vào hoặc tải cái này về.Hinh 0
Đúp vào Regional and Language Options.
Vào tab Languages.
Chọn Install files for East Asian Language.
Nhấn OK với thông báo hiện ra.
Nhấn Apply.
Nếu ở mục yêu cầu bạn chọn cách 2 thì hãy giải nén file rar ra. Khi Windows yêu cầu bỏ đĩa thì bạn hãy nhấn Browse và trỏ tới thư mục giải nén.
Khởi động lại máy.
II - Chuyển Locale sang JapHinh 1
Vào Regional and Language Options
Vào tab advance.
Chọn như hình.Windows Vista & 7 & 8
[tr]Nguyên văn bởi DichVuMaiTang
Ai gọi anh đó, có anh đâyCách cài font tiếng Nhật trên win 7 (win 8 tương tự)1. Vào Control Panel (Làm ơn đừng hỏi vào bằng cách nào nhé )2. Ở tab Format, chuyển từ English (đa số người chọn cái này khi cài win) qua Japan3. Ở tab Location, làm tương tự như tab trước4. Qua tab Administrative, bấm vô nút "Change system locale"5. Sau khi nhấp nút đó xong thì cửa sổ "Region and Language Setting" sẽ hiện lên, chỉnh qua Japanese ở trong đó. Restart nữa là ok
Lưu ý với các bạn việc chỉnh qua Japan ở 2 tab Location và Format với đa số game là không cần thiết, duy chỉ ở một số game yêu cầu thì mới có thể chơi (như Seinarukana) hoặc install được
- Xử lí như sau:
- Lỗi Serial Key (Type 1):
Một số game yêu cầu nhập install key vào. Không hẳn là lỗi nhưng nhiều người chả biết tiếng Nhật nên chả hiểu nó bắt nhập cái gì. Giải quyết bằng cách lục trong topic chứa link download lấy cái code mà tống vào, thường là dãy số nhưng cũng có cái đòi nhập dãy kí tự tiếng Nhật. - Lỗi Serial Key (Type 2):
Thể loại này quái đản hơn khi việc nhập key cũng vô tác dụng, thành ra phải dùng patch để phá lớp bảo vệ serial, yêu cầu người chơi copy toàn bộ nội dung DVD vào ổ cứng, dán đè cái patch vào trong folder ấy rồi mới cài. Đặc điểm là khá tốn thời gian và dung lượng ổ cứng. Hiện tại game phá key theo type 2 phức tạp nhất là Hello Goodbye.
2. Lỗi khởi động:- Lỗi No-DVD:
Một số game yêu cầu nhét DVD vào để khởi động game, tuy nhiên bản download trên mạng dùng Daemon Tool không được chấp nhận như đĩa DVD thường, vì vậy cần dùng NoDVD patch, tìm ngay trong topic chứa link download. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là cửa sổ lỗi hiện lên có dòng này:nghĩa là "Please insert disk ?".DISK?を入れてください - Lỗi Serial Key:
Tương tự lúc cài, tống cái key code vào, đôi khi không có key code mà có thể dùng NoDVD patch hoặc một cái file .exe thay thế đã crack. - Lỗi chạy game không hiện:
Thường là sau khi apply NoDVD patch, file .exe của game bị trình Anti-virus coi là file virus nên resident shield sẽ tự động block lại. Giải pháp là tắt Resident Shield, add exeception rồi bật lại. - Lỗi Date and Time:
Một số game yêu cầu cả Date and Time của máy chỉnh về J. Giải quyết bằng cách chỉnh Time về GMT +9 Tokyo (nhớ để ý không nhầm giờ). - Lỗi Regional:
Một số game quái đản hơn nữa yêu cầu bản Window phải là Window Nhật Bản mới chạy được game, giải quyết bằng cách dùng NTLAE. - Lỗi của bản thân game:
Nếu đang chơi game bình thường mà tự dưng văng ra ngoài, cũng có thể do lỗi lập trình game. Giải quyết bằng cách lên trang chủ NSX, tìm mục support và down bản patch vá lỗi về.
D. Tips
1. Dành cho lính mới:
Như đã nhắc ở phần mở đầu, ngoài đại đa số VN đều bằng tiếng J vẫn có các VN được translate sang E hay V vì vậy hầu hết newbie đều chọn các VN có patch E, V để nhập môn. Có thể tham khảo 4 list sau:
List đầu chính là các project dịch V thực hiện tại box VL, ba list kế tiếp là list những VN được dịch hoàn chỉnh sang E có nhiều tiếng tăm. Ngoài ra, hiện tại có khá nhiều VN đang trong giai đoạn translate dở, có thể check tại post đầu topic này, update bởi các bạn mod ăn hại.
Nếu định bắt tay thử niềm tin với Atlas, có thể chọn game eden* They were only two, on the planet để thử. Lí do giới thiệu là game ngắn, đồ hoạ tốt và nhất là văn phong dễ hiểu, phù hợp với người mới tập Atlas.
2. Tìm kiếm VN để download ở đâu:
Nếu download được bằng torrent, nguồn cung cấp torrent về VN lớn nhất là trang anime-sharing (sẽ giới thiệu bên dưới). Khuyến khích việc sử dụng torrent do hầu hết torrent VN speed rất cao, gần như luôn max speed gói cước, và nhất là khỏi phải ngồi bấm chờ bấm link.
3. Các phụ kiện đi kèm theo VN:
Thỉnh thoảng khi download game trên anime-sharing sẽ nhận được thêm các phụ kiện đi kèm, đây là một dạng quà tặng khuyến mãi kèm theo bản phát hành đầu tiên của VN (First Press Editon). Những phụ kiện này được gọi là tokuten (特典) bao gồm:- Music: Các album OST hay single opening và ending theme của VN. Phần lớn chúng được đặt dưới các định dạng lossless nên cần trình chạy nhạc lossless để nghe. Tham khảo về music tại đây.
- Drama CD: Là các đoạn hội thoại do các nhân vật (thường là heroine) nói về một chủ đề liên quan đến nội dung game. Cũng được encode theo kiểu lossless.
- Artbook: Như tên gọi, bộ tranh được thực hiện bởi artist chính của VN, đôi khi cũng có mời các họa sĩ khách mời tham gia.
- Telephone Card: In hình heroine lên một tấm phone card (kiểu điện thoại cắm thẻ cổ lỗ sĩ), còn có gọi được hay không có chúa mới biết. :24:
- Appendix: Bản patch đặc biêt có tác dụng thay đổi một số graphic của game, đôi khi add thêm các story nhỏ.
Ngoại trừ Telephone Card thì bốn phụ kiện còn lại thường được các anh tài otaku kiếm cho đủ rồi tống hết lên mạng. Artbook thì hên xui hơn do không phải thằng nào cũng có máy scan.
4. Làm sao để theo đuổi được heroine ưa thích trong VN?
Cách thông thường là focus tất cả các lựa chọn cho một heroine sẽ đưa affection point với heroine đó lên max để vào route. Tuy nhiên nhiều trường hợp có những route ẩn cần hoàn thành một số điều kiện mới vào được hay đơn giản hơn là lười không thích mò đường, có thể tham khảo Walkthrough, hay bản hướng dẫn chọn choice của VN. Những walkthrough này chỉ các choice cần thiết để mở route tương ứng. Cách tìm là gõ tên gốc J của game + 攻略 (hay foolmaker) vào google để search. Lưu ý dùng kèm Atlas do hầu hết đều là tiếng J.
5. *sẽ bổ sung sau tùy tình hình*
Extra: Thế nào là một câu hỏi "ngu" ?
Có một list stupid questions chứa những câu nếu được hỏi trong topic này sẽ ăn thẻ. Hiện tại có hai câu, một là hỏi lỗi font J, hai là hỏi patch E hay V cho game mới phát hành. Lỗi font J là lỗi cơ bản nhất, đã được trà lời không dưới 50 lần kể từ thời box VL được thành lập nhưng vẫn tiếp tục được hỏi lại, gây ức chế cho người quản lí. Patch E là cái thứ khó làm như hạch, không có chuyện một sớm một chiều mà xong và không phải game nào cũng có người có hứng dịch, nên ngoài cái list patch E cập nhập ở đây thì đừng có hỏi, ngớ ngẩn lắm.
Trong tương lai, tùy theo độ facepalm của các câu hỏi sẽ add thêm vài câu nữa vào list :24:.
E. Useful link
1. Anime-sharing:
Một forum có hướng hoạt động gần tương tự hako do forum này có mảng phát triển nhất là anime-manga cộng với lượng link download đồ sộ. Phần lớn VN ra mới mỗi tháng chỉ sau 2-3 ngày sẽ có mặt trên anime-sharing biến nó thành kênh tìm kiếm thông tin và VN tiện lợi nhất. Mặt mạnh download của anime-sharing là link torrent, hầu hết các link đều có seed nhanh và nếu hết seed cứ hú lên sẽ có re-seed. Link direct không khuyến khích vì toàn megaupload, depositfile, hotfile,... không tiện với dân Việt Nam quen xài chùa link mediafire, nếu có web leech hay acc không nói làm gì. Tất cả link mediafire tại hako đều kéo torrent từ đây về re-up lại.
Muốn tìm game, gõ tên game (tên gốc tiếng Nhật) + anime-sharing vào google. Các NSX game đều tập trung vào tầm cuối tháng cỡ 21 đến 29 để ra VN. Nếu vào tầm đấy search anime-sharing không có tức là hiện tại chả thằng nào có (trừ bọn Tàu khựa trên 2dj hay bọn Nhật chơi qua Winny) nên cứ kiên nhẫn mà chờ.
2. VNDB:
Trang tổng hợp thông tin về VN bằng tiếng Anh, một kênh thông tin thân thiện đối với người mới tập VN hoạt động theo kiểu người sử dụng đóng góp dữ liệu kiểu như Wikipedia. VNDB cung cấp list VN khá đầy đủ và vẫn đang được cập nhập, quan trọng nó đã xây dựng một hệ thống đánh giá VN qua tag như sau:khá tiện lợi và bám sát nội dung VN, giúp người đọc dễ dàng lựa chọn những yếu tố phù hợp.
P/S: Đố các bậc tiền bối đây là tag của game nào?
3. Getchu:
Trang cung cấp thông tin bằng tiếng J, thực chất chính là một kênh phân phối sản phẩm anime-manga (cả all-age lẫn 18+) phổ biến ở Nhật. Ngoài getchu có thể kiếm thông tin qua sofmap hay messe-sannoth... (các nhà phân phối khác) nhưng nhìn chung getchu có bố cục trình bày dễ nhìn nhất. Khuyến khích dùng với người đã quen với Atlas do toàn bộ thông tin đều là tiếng J, các việc có thể làm là add tên character vào Atlas, đọc sơ qua story, tiểu sử nhân vật, check seiyuu, sample video & CG và kiếm các bản trial chơi thử. Do là một trong những nhà phân phối lớn ở Nhật Bản nên list game tháng của getchu cover gần hết VN được phát hành (trừ doujin game), tiện cho việc check VN sắp phát hành.
4. Hau Omochikaeri:
Blog cá nhân của Micchi, Zen và Nemuiwanko, nổi tiếng về sự đa dạng thông tin và phong cách viết blog hài hước. Tay viết chính là Micchi, thỉnh thoảng thằng Zen có lên đá đểu còn Nemuiwanko chưa thấy bao giờ. Tại đây có thể tìm được các tin tức tổng hợp ngắn gọn về làng anime-manga Nhật Bản từ anime, manga, light novel cho đến figure, dakimakura hay card game,... trong tuần vừa qua. Đầu tháng sẽ có một list các game phát hành trong tháng cùng bản tóm tắt nội dung (lấy chính từ list getchu, tóm lược lại và loại bỏ một số tựa hardcore). List game thỉnh thoảng có trong box VL được dịch từ đây. Ngoài ra thỉnh thoảng anh Zen hay Micchi lên phởn mode sẽ có một bài review VN.
P/S 1: Nếu rảnh có thể ghé qua blog Mou Yamete hay Hodo hodo ni ne (friend blog trên Hau Omochikaeri) có thể kiếm đc các bài review khá hay.
P/S 2: Tên blog nghĩa là "Aw, I want to take it home!!".
5. Tangorin:
Japanese online dictionary, khá đồ sộ và dễ sử dụng. Nó hỗ trợ với Atlas rất tốt trong việc thêm từ mới. Ngoài các từ đơn, từ điển tangorin cung cấp cả cả những cụm từ thường sử dụng trong tiếng Nhật mà Atlas dịch rất buồn cười, ví dụ:Nguyên gốc Atlas sẽ dịch ra là "The belly is not returned to the back", trong khi nghĩa đúng là "Not able to escape an urgent problem without making some sacrifice". Cụm từ trên là tổ hợp đặc biệt như kiểu thành ngữ của Việt Nam, dịch thô rất vô nghĩa. Khuyến khích vừa bật tangorin vừa chơi có gì tra luôn.背に腹はかえられない
6. Nawa.sakura:
Trang web tổng hợp list các official patch được đưa ra gần đây. Nên chú ý list này trong khoảng 1 tuần sau khi VN được phát hành do NSX có thể tung ra bản patch vá lỗi, hoặc 2 tuần tạt qua một lần check patch.
7. Beautyplanets:
Trang web tổng hợp list các seiyuu và các VN có họ tham gia, được cập nhập thường xuyên, khá tiện cho việc tìm VN của các seiyuu ưa thích và pseudonym của họ (tên giả hay nghệ danh).
8. VGMDB:
Trang web này không liên quan trực tiếp đến VN, nó tổng hợp list tất cả các single, album liên quan đến anime và game (kể cả VN lẫn game phương Tây), do vậy khá hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin về music và drama CD của các VN.
9. Foolmaker
Trang web chuyên về walkthrough VN, mặc dù không đầy đủ lắm nhưng cũng được tầm 60% VN phát hành trong tháng. Điểm mạnh của foolmaker là tất cả các walk đều có lượng save point được tối ưu hóa, giảm thiểu việc chơi lại vô ích.
10. Sagaoz
Đây là trang web chuyên lưu trữ các savegame của các VN và doujin game đã được phát hành, thường thì sau khi VN được phát hành 1-2 ngày sẽ có savegame của VN đó.
Trang này được viết bằng tiếng Nhật và việc tìm savegame ở đây không phải là dễ với người không biết ngôn ngữ này vì list savegame được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái hiragana của người Nhật.
Tuy nhiên, chúng ta đã có một trợ thủ cực kì đắc lực là Google-sama, nếu muốn tìm savegame của VN nhưng không biết cách tìm trên trang sagaoz thì hãy vào Google rồi tìm kiếm theo cú pháp sau: "Tên VN gốc site:sagaoz.net" sau khi đã vào được list chữ cái của VN đó, hãy dùng chức năng Find của trình duyệt, copy paste tên VN gốc vào để nhảy đến VN cần tìm, savegame sẽ nằm ở đường link bên phải cùng hàng với tên của VN đó.Credit to Shiori-chan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét